Sợi gân trong thớ thịt: Hiểu đúng và cách nhận biết

30/09/2022
‘Ám ảnh ‘bệnh lợn gạo’ là do phản ứng dây chuyền’ - Ông Nguyễn Đình Đảng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội nói, những thông tin thất thiệt về “bệnh lợn gạo” đang đẩy người tiêu dùng vào làn sóng hoang mang, lo sợ.

 

Trao đổi với phóng viên, ông Đảng cho rằng, với trình độ chăn nuôi lợn quy mô công nghiệp hiện đại tại Việt Nam hiện nay, bệnh lợn gạo rất khó có thể xảy ra. “Bệnh lợn gạo” đã bị chăn nuôi hiện đại khống chế.

-  Bệnh lợn gạo là gì? Hiện tượng này có phổ biến không thưa ông?

Bệnh lợn gạo do ấu trùng sán dây gây ra, ấu trùng tạo thành các kén ký sinh ở cơ vân của lợn, kén trông giống như hạt gạo nếp nên gọi là “bệnh lợn gạo”. Ẩu trùng này là của loài sán dây, sán trưởng thành ký sinh ở ruột non của người. Lợn chỉ là vật chủ trung gian, mang ấu trùng sán dây trên người.

Trước đây, khi chăn nuôi của nước ta chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, lợn chưa được dùng thuốc phòng ký sinh trùng lại nuôi theo hình thức thả rông nên dễ ăn phải thức ăn, nước uống có nhiễm trứng sán từ phân người. Trứng sán đi vào đường tiêu hóa, nở thành ấu trùng và di chuyển đến cư trú chủ yếu ở cơ đùi sau, cơ gốc lưỡi của lợn, do vậy thỉnh thoảng có phát hiện bệnh gạo lợn.

Tuy nhiên những năm gần đây, với trình độ chăn nuôi hiện đại, chăn nuôi công nghiệp, lợn được nuôi trong chuồng kín, cách xa khu dân cư, chuồng trại có hệ thống làm mát không khí, thức ăn, nước uống được kiểm soát chặt chẽ, bên cạnh đó còn có chương trình phòng bệnh ký sinh trùng nên bệnh gạo lợn rất khó có thể xảy ra. Nếu có, lợn gạo chỉ phát hiện thấy ở các hộ có thói quen chăn nuôi lợn thả rông ở những khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa.

Người tiêu dùng đăng cảnh báo rút được con sán từ thịt lợn, trong khi sán trưởng thành có hình dạng dây chỉ sống trong đường ruột của con người, không thể có trong thịt lợn

Có trường hợp người dân thấy một dây trắng từ mô mỡ của thịt ba chỉ lợn, sợi gân trong thớ thịt, hay tuỷ xương, đã gửi hình ảnh lên facebook, mạng xã hội phản ánh là con sán lợn, làm nhiều người cũng bị cuốn theo thông tin này. Trong khi thực tế "bệnh lợn gạo" (hay còn gọi là ấu trùng sán dây trên cơ thể lợn) là các hạt nhỏ, không phải là sán trưởng thành, không có hình dáng như sợi dây màu trắng trong mô mỡ, hay trong tủy xương. Các nang ấu trùng sán chỉ khu trú ở phần cơ thường xuyên vận động của lợn như thịt bắp đùi, cơ gốc lưỡi. Lợn chỉ là vật trung gian mang ấu trùng sán của bệnh sán dây của người. Còn con sán trưởng thành có hình dạng dây chỉ có trong đường ruột của con người, mà không thể có trong thịt lợn.

Vị trí sợi gân trong miếng thịt

- Theo ông người tiêu dùng cần làm gì trước những luồng thông tin về thực phẩm bẩn và ứng xử với những thông tin này như thế nào?

Theo tôi, người tiêu dùng có quyền được sử dụng thực phẩm an toàn, tẩy chay đối với sản phẩm bẩn, sản phẩm không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên với  những thông tin về thực phẩm bẩn trên mạng xã hội, thì cần bình tĩnh, kiểm chứng rõ ràng, tránh tình trạng hùa theo bình luận, tiếp tay lan tuyền thông tin thất thiệt gây hiệu ứng xấu trong xã hội, ảnh hưởng đến những người nông dân chăn nuôi làm ăn chân chính.

Nguồn: Vietnamnet

0 bình luận, đánh giá về Sợi gân trong thớ thịt: Hiểu đúng và cách nhận biết

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi

Hỏi đáp sản phẩm

Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.04918 sec| 926.711 kb